Hệ thống ERP là gì? Tích hợp CRM và ERP vào doanh nghiệp

calendar_today 24-05-2024
CRM (Customer Relationship Management) và ERP (Enterprise Resource Planning) đều là những hệ thống phần mềm quan trọng giúp doanh nghiệp quản lý các hoạt động khác nhau. Bài viết này sẽ khám phá về sự khác nhau giữa hệ thống ERP và CRM và các ưu điểm khi tích hợp hai mô hình hệ thống này.

Hệ thống ERP là gì? 

ERP là phần mềm quản lý tài nguyên có thể triển khai cho mọi công ty thuộc mọi quy mô và phân khúc. Hệ thống này giúp thực hiện việc kiểm soát tài chính và kế toán của một doanh nghiệp. Nó tích hợp tất cả thông tin về việc nhận thu nhập và thanh toán chi phí, xem xét chi phí thuế của tất cả các hoạt động và hỗ trợ trong việc tạo ra các chiến lược mới. 

ERP cung cấp thông tin tài chính chính xác theo thời gian thực, hỗ trợ việc ra quyết định và quản lý tài chính hiệu quả. Bên cạnh đó, hệ thống ERP giúp doanh nghiệp theo dõi và quản lý chuỗi cung ứng, từ nguyên liệu thô đến sản phẩm hoàn chỉnh, tối ưu hóa quy trình sản xuất và giao hàng.

Hệ thống ERP

So sánh CRM với ERP 

CRM và ERP đều là hai hệ thống phần mềm quản lý doanh nghiệp phổ biến, đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, hai hệ thống này có những điểm khác biệt cơ bản về mục đích sử dụng, phạm vi quản lý và dữ liệu. Việc lựa chọn hệ thống phù hợp phụ thuộc vào nhu cầu và mục tiêu cụ thể của từng doanh nghiệp.

Mục đích sử dụng:

ERP: Tập trung vào việc quản lý tổng thể các nguồn lực trong doanh nghiệp, bao gồm tài chính, sản xuất, chuỗi cung ứng, nhân sự,... Mục tiêu chính là tối ưu hóa quy trình hoạt động, nâng cao hiệu quả và tiết kiệm chi phí. 

CRM: Tập trung vào việc quản lý mối quan hệ với khách hàng, bao gồm thu thập, lưu trữ và phân tích dữ liệu khách hàng, hỗ trợ bán hàng, chăm sóc khách hàng, marketing,... Mục tiêu chính là thu hút khách hàng tiềm năng, tăng tỷ lệ chuyển đổi và nâng cao lòng trung thành của khách hàng. 

Phạm vi quản lý:

ERP: Quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đầu vào đến đầu ra. Hệ thống ERP tích hợp dữ liệu từ các phòng ban khác nhau, tạo ra một cái nhìn tổng thể về hoạt động của doanh nghiệp. 

CRM: Tập trung vào các hoạt động liên quan đến khách hàng, bao gồm bán hàng, marketing, chăm sóc khách hàng. Hệ thống CRM giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của khách hàng, từ đó đưa ra các chiến lược phù hợp để thu hút và giữ chân khách hàng. 

Dữ liệu: 

ERP: Tập trung vào dữ liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh như dữ liệu tài chính, dữ liệu sản xuất, dữ liệu hàng tồn kho, …

CRM: Tập trung vào dữ liệu khách hàng, như thông tin cá nhân, lịch sử mua hàng, hành vi mua hàng,... 

Ưu điểm tích hợp CRM với ERP 

Việc tích hợp thông tin tài chính của phần mềm CRM với ERP cho phép doanh nghiệp đồng bộ hóa dữ liệu khách hàng, cũng như tương quan tài chính giữa các bộ phận trong doanh nghiệp. Trong phương pháp quản trị truyền thống, doanh nghiệp thường phải dùng nhiều phần mềm, mỗi phần mềm lại có hệ thống chi phí, doanh thu, lợi nhuận… khác nhau, gây khó khăn trong quá trình tổng hợp và tính toán thông tin tài chính. Việc tích hợp CRM với ERP sẽ giải quyết được vấn đề này, từ đó nâng cao hiệu quả cho hoạt động tài chính của công ty.  

Tích hợp cả hai phần mềm sẽ giúp doanh nghiệp có được cái nhìn bao quát tổng thể về hoạt động kinh doanh và chăm sóc khách hàng, mọi dữ liệu về khách hàng thể được phân tích cặn kẽ, các dự báo trở nên chính xác hơn. Từ đó, người quản lý có thể định hướng chính xác hướng đi của doanh nghiệp và ra những quyết định đúng đắn.

Với tính năng quản trị quan hệ khách hàng (CRM) trên hệ thống ERP, doanh nghiệp có thể thực hiện các hoạt động sau:

  • Quản lý thông tin các khách hàng tiềm năng. 
  • Lưu lại quá trình chăm sóc khách hàng.
  • Gửi mail nhắc lịch hẹn cho người dùng và khách hàng.
  • Gửi mail báo giá cho khách hàng.
  • Quản lý các đơn hàng.
  • Quản lý danh sách khách hàng.
  • Gửi Email Marketing cho khách hàng theo từng chiến dịch cụ thể.

Tổng kết 

CRM và ERP là hai công cụ quan trọng và mạnh mẽ giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả hơn và tối ưu hóa các quy trình hoạt động. Sự kết hợp giữa hai hệ thống này mang lại nhiều lợi ích to lớn, từ việc cải thiện quan hệ khách hàng đến tối ưu hóa hoạt động nội bộ. Mặc dù triển khai CRM và ERP có thể gặp nhiều thách thức, nhưng những ưu điểm tích hợp và lợi ích dài hạn mà chúng mang lại chắc chắn sẽ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững và cạnh tranh trong môi trường kinh doanh ngày càng khốc liệt. 

Giải pháp CRM 360 của Salesforce được xem là CRM hàng đầu trên thế giới hiện nay, là nền tảng thông minh, tự động và kết hợp với AI. Salesforce CRM được xem là “xương sống” của các doanh nghiệp hướng đến trải nghiệm khách hàng - xu hướng tất yếu hiện nay của các doanh nghiệp. 

Liên hệ

Tin tức liên quan

2024 được mong đợi là năm hồi phục kinh tế, sau thời gian dài chịu ảnh hưởng từ nhiều nguy...

Vào ngày 14/04 vừa qua, VAS và OMN1 Solution đã tổ chức một buổi lễ kickoff đầy phấn khởi ...

Ở thời đại mà mọi lĩnh vực đều đang không ngừng phát triển và khách hàng ngày càng thông m...

Trong thị trường ngày càng cạnh tranh của ngành sản xuất (Manufacturing), việc tối ưu hóa ...